Ads (728x90)

Càng ngày số tiền thất thoát từ các tổ chức tín dụng càng lớn và việc rút ruột của các “ông chủ” ngân hàng ngày càng tinh vi.

Tòa án nhân dân TPHCM thông báo dự kiến từ ngày 19-7 đến ngày 18-8-2016 xét xử bị cáo Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh và 35 bị cáo khác.

Được biết, Ngân hàng Đại Tín có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, do nhóm Phú Mỹ (bà Hứa Thị Phấn làm đại diện) sở hữu gần 85% cổ phần. Tháng 7/2012, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước kết luận Ngân hàng Đại Tín lỗ 6.000 tỷ đồng, không những không còn vốn điều lệ mà còn bị âm 2.854 tỷ đồng. Mặc dù vậy, nhóm Phú Mỹ của bà Hứa Thị Phấn vẫn thỏa thuận bán toàn bộ gần 85% cổ phần ngân hàng cho nhóm Thiên Thanh (do Phạm Công Danh đại diện). Nhóm Danh đã thanh toán cho nhóm bà Hứa Thị Phấn hơn 3.500 tỷ đồng.

Ngày 23/5/2013 TrustBank được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam. Theo cơ quan điều tra, sau đó, ông Phạm Công Danh và một số bị can khác được xác định có sai phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Xây Dựng, trong đó có tiền rút ra để trả cho nhóm bà Hứa Thị Phấn và 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ của Ngân hàng.

Năm 2013 Ngân hàng Xây Dựng lỗ hơn 11.000 tỷ đồng. Vào thời điểm khởi tố vụ án (tháng 7/2014), vốn chủ sở hữu của Ngân hàng âm hơn 18.000 tỷ đồng.

Se xet xu vu ngan hang am 18.000 ty dong - Anh 1

Ngân hàng Xây dựng - Ảnh: cbbank.vn

Cho đến nay, không rõ tại sao Phạm Công Danh lại mua Ngân hàng Đại Tín yếu kém như vậy? Nhiều chuyên gia kinh tế, ngân hàng đều cho rằng việc Ngân hàng Đại Tín tiếp tục thua lỗ là điều không thể tránh khỏi, và có thể dự đoán ngay khi Phạm Công Danh mua cổ phần từ nhóm bà Hứa Thị Phấn.

Phạm Công Danh và một số cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì những hậu quả hiện tại tại Ngân hàng Xây Dựng. Tuy nhiên, liệu những hậu quả này có xuất phát từ những yếu kém của Ngân hàng Đại Tín trước đó? Bởi kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (thời điểm tháng 7/2012) trước khi Đại Tín bán lại cho nhóm Phạm Công Danh đã nói rõ con số lỗ 6000 tỷ đồng, vốn điều lệ âm 2.854 tỷ đồng. Nhưng nguyên nhân của tình trạng thua lỗ đó của Ngân hàng Đại Tín trước đây là gì, có dấu hiệu sai phạm không và đã được điều tra, xử lý ra sao? Nhóm cổ đông chính chiếm 85% cổ phần do bà Hứa Thị Phấn đại diện liệu phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ này?… Cho đến nay, đã 4 năm trôi qua kể từ kết luận Thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, các câu hỏi trên vẫn chưa được trả lời, chỉ có hàng ngàn tỷ mất đi thì rõ như ban ngày.

Trước khi vụ án được xét xử, luật sư tham gia vụ án này đã gửi văn bản cho các cơ quan tố tụng nêu nhiều dấu hiệu sai phạm của nhóm bà Hứa Thị Phấn trong quá trình chuyển nhượng cổ phần cho nhóm ông Phạm Công Danh, đồng thời kiến nghị điều tra làm rõ để xử trong vụ án Phạm Công Danh bị truy tố về tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo Diễn đàn KTVN, một quan sát rất đáng lưu tâm qua các vụ án ngân hàng đã xét xử là Sở dĩ họ có thể rút ruột ngân hàng bởi họ kiểm soát tỷ trọng áp đảo cổ phần, cổ phiếu của một ngân hàng. Như ở Xây dựng, kết luận điều tra nhấn mạnh Phạm Công Danh đã thành lập 29 doanh nghiệp khác nhau, đồng thời nhờ nhiều cá nhân đứng tên để thâu tóm, nắm giữ tổng cộng 84,92% cổ phần ngân hàng.

Thủy Bích(tổng hợp)

Đăng nhận xét