Sau khi chương trình "60 phút mở: Người ta làm từ thiện vì ai?" của Đài truyền hình Việt Nam phát sóng, đã có nhiều ý kiến trái chiều về những phát ngôn về từ thiện trong chương trình này.
Đặc biệt, việc MC Tạ Bích Loan chất vấn với câu hỏi “Làm từ thiện để làm gì?” khiến nhiều người bày tỏ sự bất bình. Sau “sự cố” đấu tố với MC Phan Anh về động cơ chia sẻ của người dùng trên Facebook, chương trình này một lần nữa gây bão cộng đồng mạng, nhất là những người đang hoạt động thiện nguyện.
Bóc mẽ chiêu 'cao thủ' của URC trong xử lý khủng hoảng Rồng đỏ, C2 nhiễm chì!(VietQ.vn) - Chuyên gia truyền thông bóc mẽ chiêu “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô” trong việc xử lý khủng hoảng vụ Rồng đỏ, C2 nhiễm chì của URC Việt Nam.
Theo ông Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam, sáng lập viên trang du lịch hitrip.vn, có những điều không nên tranh cãi vì nó là chân lý hiển nhiên và đi làm từ thiện là một trong những câu chuyện đó - vì vậy talkshow 60 phút đã sai về bản chất, mà đã sai về bản chất thì làm cái gì dù đúng cũng thành sai.
Với việc tạo ra cuộc bàn luận xung quanh việc làm từ thiện, ông Tuấn Anh cho rằng: “VTV coi như uy danh xây dựng bao năm giờ tan biến cả. Đây là một bài học sâu sắc cho VTV”.
Dưới góc nhìn của Phật pháp về sự kiện VTV nghi vấn về động cơ của việc làm từ thiện, ông Vũ Tuấn Anh cho rằng: Khi có từ thiện, chúng ta phải có trách nhiệm giúp việc từ thiện đó một cách hoàn mỹ mà không có một câu hỏi thắc mắc về động cơ của người làm từ thiện vì: Giả sử có một ông vì háo danh, vì muốn lăng xê mình, vì muốn mình trở thành “numberr one” bèn hiến 10 ngàn tấn gạo cho người nghèo.
Chương trình 60 phút mở của VTV khiến nhiều người bất bình.
Sự vật là tốt nhưng bản chất là không tốt, chúng ta có hai chọn lựa có thể xảy ra: Thứ nhất là nghi ngờ, điều tra, phê phán và không cho 10 ngàn tấn gạo cho người nghèo và cấm ông đó không được phát gạo.
Thứ hai, vui vẻ hỗ trợ ông đó để làm sao người nghèo có 10 ngàn tấn gạo.
Đặt ra tình huống này, chúng ta sẽ thấy: Lựa chọn thứ nhất là sai lầm hoàn toàn. “Việc ông đó cho 10 ngàn tấn gạo với tà tâm, ông đó sẽ tich nghiệp ác và tự ông đó sẽ phải gánh nghiệp ác đó. Chúng ta ngăn cấm ông ta làm từ thiện thì chính chúng ta đã tích ác” – ông Tuấn Anh giải thích.
Trước đó, trong “60 phút mở” của VTV, câu nói của TS. Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES): "Khi đem quần áo từ miền xuôi lên đưa cho người dân tộc mặc, về lâu dài họ sẽ mất bản sắc văn hóa của họ" cũng đã khiến dư luận "dậy sóng".
Ngay sau khi chương trình phát sóng, chia sẻ trên facebook cá nhân, ông Trần Đăng Tuấn, một người rất nổi tiếng với công tác từ thiện từ chương trình “Cơm Có Thịt” viết: "Ai nói áo rét làm hỏng tính dân tộc, cho tôi biết cái mẫu áo rét đậm đà bản sắc dân tộc vùng cao đi.
Tôi thì chả thấy ngoài cái bếp củi họ có loại quần áo chống rét nào. Chúng tôi cũng cố gắng nhờ thiết kế mẫu áo rét có màu sắc hoa văn vùng cao đấy, nhưng chỉ kịp may thử một ít, còn thì cứ luôn phải tìm mua những gì đang có, ấm, bền mà phải rẻ, để kịp mang lên cho những đứa trẻ tím tái vì rét.
Chúng rét không vì bảo tồn tính dân tộc đâu. Mũi chúng nó viêm quanh năm, tai nhiều đứa viêm chảy mủ. Chân tay chúng nó như cổ trâu. Để bảo vệ tính dân tộc - và cái thân thể dân tộc - chúng nó cần ấm một chút đã.
Có những vùng, có những cộng đồng người dân tộc không mặc lại quần áo cũ. Có những nơi trẻ em luôn mặc bộ đồ dân tộc. Cần biết để mang đồ quần áo lên ủng hộ đúng chỗ. Nhưng chẳng có nơi nào người ta từ chối nhận đồ ấm chống rét.
Tôi mạo muội đề xuất vị tiến sỹ mùa đông này đi với chúng tôi một lần. Tôi hứa dọc đường tôi sẽ luận bàn về bản sắc dân tộc với số lý thuyết lập luận có kém cũng không kém tiến sỹ nhiều đâu.
Nhưng chỉ dọc đường thôi, trong xe ô tô kín đáo, có sưởi ấm. Trước khi đến với những ngôi nhà trình tường ướt nhoẹt và những lớp học thông thốc gió".
Trên thế giới, đã có rất nhiều những tấm gương nổi tiếng làm từ thiện mà không có mục đích, không cần tự hỏi lý do “vì sao” và “vì ai”.
Người giàu nhất thế giới Bill Gates đã hiến tặng đến 99,95% tài sản khổng lồ của mình cho quỹ từ thiện. Hay như Yu Pang-Lin, một tỉ phú Hong Kong vừa qua đời ở tuổi 93, ông đã để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện.
Cả chín người con của tỉ phú Mỹ Stephen Covey – một trong 25 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bầu chọn – đã từ chối nhận khoản thừa kế khổng lồ của cha.
Lý do của họ rất đơn giản: Họ là những người bình thường, có thể tự kiếm sống được, không cần phải hỗ trợ.
Đăng nhận xét