Ads (728x90)

Nhà thơ Dương Xuân Nam - người có nhiều năm tổ chức các cuộc thi hoa hậu uy tín của Việt Nam đã có những trải lòng thẳng thắn xung quanh câu chuyện bùng nổ các cuộc thi nhan sắc hiện nay. Ngoài ra, ông cũng có những bật mí thú vị về các hoa hậu trong đó câu chuyện của Nguyễn Thị Huyền.

-

HH Kỳ Duyên công khai xin lỗi vì hút thuốc nơi công cộng

BTC HHVN lên tiếng vụ Kỳ Duyên hút thuốc nơi công cộng

Lục lại quá khứ của hoa hậu Phạm Hương, Đặng Thu Thảo

Đừng quá ảo tưởng vào hoa hậu Việt

Nguyễn Thị Huyền được đón tiếp như bà hoàng

2016 có nhiều cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia nhưng chất lượng "Hoa hậu biển" kém, nhiều lùm xùm, "Hoa hậu bản sắc Việt toàn cầu" đang thi nhưng khá mờ nhạt. Còn hai cuộc thi "Hoa hậu Việt Nam 2016" và "Nữ hoàng đá quý Việt Nam 2016" đang tiến hành. Với nhiều năm tổ chức các cuộc thi nhan sắc, ông suy nghĩ như thế nào về sự bùng nổ hoa hậu?

- Hai cuộc thi "Hoa hậu biển" và "Hoa hậu bản sắc Việt toàn cầu" tôi không có điều kiện theo dõi thường xuyên nên không có ý kiến. Tôi chỉ muốn nói rằng, từ năm 1988, khi chúng tôi tổ chức cuộc thi hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất gây tiếng vang lớn trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Tất nhiên cũng có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau vì là hình thức văn hóa mới ở nước ta...

Ngay lúc đó chúng tôi đã quyết định hai năm mới tổ chức cuộc thi Hoa hậu toàn quốc một lần. Dù sau đó nhiều nơi, nhiều ý kiến đề nghị chúng tôi tổ chức mỗi năm một lần nhưng báo Tiền Phong vẫn kiên quyết hai năm mới tổ chức một lần vì chúng tôi nghĩ phải có thời gian để ban tổ chức chuẩn bị thật tốt mà thí sinh cũng có thời gian chuẩn bị, hay nói đúng hơn hai năm mới có nhiều thí sinh đẹp, chất lượng đến với cuộc thi.

Khi tổ chức cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất, mục đích của bản thân tôi cũng như anh chị em trong báo là định hướng thẩm mỹ, định hướng về cái đẹp cho tuổi trẻ, coi đây là một hoạt động văn hóa mới hấp dẫn và bổ ích chứ không vì mục đích nào khác. Còn bây giờ thí sinh đi thi và những người tổ chức các cuộc thi sắc đẹp hình như có nhiều mục đích khác nên mới nhiều cuộc thi như vậy... Nhiều cuộc thi tổ chức trong một năm mỗi cuộc thi thí sinh phải chia năm sẻ bảy mà tổ chức không tốt thì lợi bất cập hại...

Có một thực tế là ở các cuộc thi hoa hậu năm nay người đăng quang không được tham gia các cuộc thi lớn trên thế giới. Điều này dễ khiến công chúng đặt câu hỏi: thi hoa hậu nhiều để làm gì ? Và vì sao khán giả lại quay lưng với các cuộc thi?

- Như tôi đã nói ở trên, khi chúng tôi tổ chức cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta, mục đích tạo nên một sinh hoạt văn hóa mới hấp dẫn, bổ ích, nhằm định hướng thẩm mỹ, định hướng về cái đẹp cho tuổi trẻ, nay hình như có nhiều mục đích khác. Nếu tổ chức thi người đẹp mà mục đích chính yếu không vì cái đẹp, tổ chức lại không tốt nữa không được dân tình ủng hộ là đương nhiên...

Người ta quay lưng lại với các cuộc thi là tất yếu nên mục đích quan trọng lắm, mục đích tốt đẹp quyết định chất lượng các cuộc thi, nhất là thi sắc đẹp... Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng người ta quan niệm có tiền là tổ chức được các cuộc thi sắc đẹp, tôi nghĩ có tiền quan trọng nhưng chưa đủ, phải có kinh nghiệm phải có bản lĩnh văn hóa, hiểu biết về lĩnh vực này...

Ngay cả khi người ta cho rằng có chút danh phận ngồi vào ban giám khảo, không hẳn vậy đâu, qua mấy chục năm làm trưởng ban tổ chức, trưởng ban giám khảo các cuộc thi Hoa Việt Nam và Hoa hậu Thế giới người Việt cũng như hoa hậu quốc tế, tôi thấy rằng chấm thi hoa hậu rất khó, phải là những người công tâm, có kinh nghiệm, hiểu biết văn hóa trên lĩnh vực này và quan trọng phải có con mắt tinh đời nữa... Nếu hoa hậu được chọn ra mà người ta chê xấu còn gì là hoa hậu nữa! Người ta nói đẹp như hoa hâu cơ mà...

Có ý kiến cho rằng chính sự bùng nổ của các cuộc thi hoa hậu mà bây giờ vương miện hoa hậu mất thiêng, ông nói sao về điều này?

- Người ta thường nói, nhiều quá hóa nhàm. Tôi cho rằng thà ít mà tốt còn hơn nhiều mà chất lượng lại kém, cái gì cũng vậy, với con người, nhất là người đẹp lại càng đúng như vậy. Mà đã nhàm thì mất thiêng! Tôi còn nhớ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam (HHVN) 2004 tổ chức ở Tuần Châu, đây cũng là cuộc thi HHVN đầu tiên được truyền hình trực tiếp và sau đó HH Nguyễn Thị Huyền đi thi hoa hậu thế giới, được vào vòng chung kết, đoạt vị trí cao, đứng thứ 11 thế giới (Đài Truyền hình Việt Nam truyền trực tiếp) đã tạo nên một cơn sốt ngưỡng mộ hoa hậu trong cả nước. Đến nỗi khi chúng tôi cùng hoa hậu đi làm từ thiện ở nhiều tỉnh Nguyễn Thị Huyền được hàng chục ngàn người đón tiếp như một bà hoàng... Tôi được biết đã có 29 triệu người Việt Nam theo dõi cuộc thi HHVN 2004 qua truyền hình...

'Ong trum hoa hau' ke chuyen san don Nguyen Thi Huyen - Anh 1

Nhà thơ Dương Xuân Nam và các hoa hậu: Nguyễn Thị Huyền, Bùi Bích Phương và Diệu Hoa.

Diệu Hoa, Bùi Bích Phương đều xuất sắc

Trong số các hoa hậu từng đăng quang, ai là người hay liên lạc với ông nhất và những câu chuyện nào thường được chia sẻ cùng nhau?

- Thoảng hoặc một số hoa hậu cũng có trao đổi với tôi, trong đó có Bùi Bích Phương và Diệu Hoa. Bùi Bích Phương là hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, Diệu Hoa sau Bùi Bích Phương, cả hai đều là tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài, thông thạo nhiều ngoại ngữ, có nhiều hiểu biết trên khá nhiều lĩnh vực nên chúng tôi có trò chuyện, trao đổi cũng trên nhiều lĩnh vực khác nhau...

Sau khi về hưu ông có nhiều thời gian để làm thơ, viết sách. Những cuốn sách viết về các người đẹp luôn khiến người đọc tò mò và chờ đợi. Liệu rằng trong tương lai ông có cho ra những chuyện hậu trường nhan sắc không hay ông đã cạn vốn rồi?

- Ngoài viết tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, bút ký, lý luận... Tôi đã viết ba cuốn sách về hoa hậu "Hoa hậu Việt Nam, những điều chưa biết", tập 1 in năm 1988; tập 2 in năm 2008; tập 3 in năm 2012. Tôi chưa cạn vốn, còn nhiều điều tôi chưa viết ra, tôi đang cân nhắc xem nên viết thế nào, in vào thời điểm nào cho thích hợp mà cũng có thể tôi không viết nữa, để dành thời gian viết những thứ khác có ích hơn...

Nếu ông nói rằng chưa cạn vốn khi viết về các người đẹp thì tại sao còn phân vân là có nên viết nữa hay không và ra vào khoảng thời gian nào? Phải chăng ông sợ rằng những câu chuyện có thật sẽ làm "những người trong cuộc" khó xử với cuộc sống hiện tại của họ?

- Có nhiều lý do khiến tôi phải cân nhắc. Thứ nhất là tôi muốn dành nhiều thời gian để viết những thứ khác có ích hơn như tôi đang viết "Suy ngẫm và tự bạch" chẳng hạn, hay với cuốn tiểu thuyết "Miền trần gian" vừa viết xong nhưng cần có thời gian chỉnh sửa... Tập thơ "Thong thả" đang in của tôi cũng tốn nhiều thời gian lắm. Thứ nữa, viết ra những điều tuy là sự thật nhưng có thể làm một số người trong cuộc không vui. Tôi viết 3 cuốn sách trên về hoa hậu không nhằm giật gân, câu khách mà muốn gửi gắm những điều mình suy ngẫm về cái đẹp, những điều mà tôi chưa viết, nếu viết ra có thể người ta cho là quá "giật'' nên tôi phải suy nghĩ kỹ nên hay không nên...

- Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Sơn Hà

Đăng nhận xét